Sáng 9/8/2019, tại Hội trường Tổng cục Kỹ thuật đã tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" (1999-2019) và tổng kết cuộc thi “Sáng tạo trẻ” lần thứ III năm 2019 của Tổng cục Kỹ thuật. Tuổi trẻ Nhà trường tham dự Lễ Vinh danh có 07 đồng chí, do đồng chí Thượng tá Nguyễn Phú Anh, Phó Chính ủy Nhà trường làm trưởng đoàn.
Thiếu tướng Trần Duy Hưng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật trao thưởng cho các tập thể đạt thành tích cao trong Phong trảo Tuổi trẻ sáng tạo gđ 1999-2019
Tại hội nghị, Tuổi trẻ Nhà trường đã vinh dự tặng 01 bằng khen cho tập thể Chi đoàn khoa giáo viên và 01 bằng khen cá nhân cho đồng chí Đại úy CN Trần Văn Tưởng, Trưởng bộ môn, Khoa Lý thuyết – Kết cấu xe vì đã đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" giai đoạn 1999-2019.
Trong cuộc thi “Sáng tạo trẻ” lần thứ III năm 2019, Tuổi trẻ Nhà trường tham gia 04 sáng kiến trong đó có 02 sáng kiến của đồng chí Thượng úy CN Nguyễn Duy Hải, nhân viên, Ban đào tạo dân sự đạt giải Khuyến khích được vinh danh, trao thưởng tại Hội nghị.
Thượng tá Trần Viết Năng, Ủy viên Thường vụ T.Ư Đoàn, Trưởng ban Thanh niên Quân đội trao Bằng khen cho đ/c Đại úy CN Trần Văn Tưởng đạt thành tích xuất sắc trong phong trào Tuổi trẻ sáng tạo của TCKT
Với phương châm “Mỗi ĐVTN là một ý tưởng sáng tạo, mỗi chi đoàn là một hộp thư sáng kiến, mỗi cơ sở Đoàn là một vườm ươm sáng tạo”, 20 năm qua, phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" đã được Đoàn cơ sở Nhà trường hưởng ứng và triển khai rộng rãi, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia. Phong trào là động lực khơi nguồn sức trẻ, góp phần đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo trong toàn trường.
Đại tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó CNCT Tổng Cục Kỹ thuật trao thưởng cho các cá nhân đạt thành tích cao trong tham gia Cuộc thi Sáng tạo trẻ Tổng cục Kỹ thuật lần thứ III, năm 2019
Tuổi trẻ Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia Phong trào Tuổi trẻ sáng tạo trong Tổng cục Kỹ thuật và triển khai thực hiện thành phong trào thi đua sâu rộng trong tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh niên. Trong 20 năm qua cán bộ, đoàn viên thanh niên Nhà trường tham gia làm 130 đề tài, sáng kiến được Hội đồng Khoa học các cấp đánh giá cao, trong đó có 04 giải nhì, 04 giải 3, 05giải khuyết khích. Tiêu biểu có các đồng chí Đào Đắc Tài, Trần Văn Tưởng giáo viên Khoa kết cấu xe; đồng chí Nguyễn Quang Trung, đồng chí Nguyễn Văn Long, đồng chí Nguyễn Quang Hiếu trợ lý phòng Đào tạo; đồng chí Lê Hữu Thắng, đồng chí Nguyễn Duy Hải, đồng chí Đoàn Tiến Dũng giáo viên Khoa KTSC; đồng chí Vương Tuấn Kiệt nhân viên Phòng Kỹ Thuật, đồng chí Trần Trung Kiên giáo viên dạy lái xe Tiểu đoàn 2…
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, việc nghiên cứu khoa học và tham gia phong trào "Tuổi trẻ sáng tao" của đoàn viên thanh niên trong Nhà trường vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, đó là: Nhận thức của một số đoàn viên thanh niên trong thực hiện nghiên cứu khoa học, tham gia làm đề tài, sáng kiến chưa cao, số lượng các công trình nghiên cứu khoa học, các sáng kiến cải tiến còn ít, chất lượng của một số công trình khoa học tính hiệu quả chưa cao chưa tương xứng với tiềm năng của Nhà trường. Bên cạnh đó số lượng các công trình nghiên cứu khoa học (các công trình có giá trị ứng dụng cao) chỉ tập trung ở chi đoàn khối khoa giáo viên và một số cá nhân tiêu biểu. Việc đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ của một số tác giả chưa cao, chưa thật sự lỗ lực và cố gắng.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên và Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong Nhà trường, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng, khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên trong chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia phong trào " Tuổi trẻ sáng tạo" của đoàn viên thanh niên, nân cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và định hướng cho học viên nghiên cứu khoa học. Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học bảo đảm nghiêm túc, có chất lượng, phù hợp với thực tiễn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đặt ra.
Tiến hành giao nhiệm vụ nghiên cứu phù hợp với khả năng và trình độ của từng cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên. Trong đánh giá, xếp loại các đề tài, chuyên đề khoa học phải phát huy vai trò, trách nhiệm của hội đồng khoa học ở cơ sở, bảo đảm đánh giá khách quan, toàn diện, trung thực, qua đó, tạo niềm tin và động lực thúc đẩy đoàn viên thanh niên say mê nghiên cứu khoa học.
Cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị cần quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa về thời gian, cơ sở vật chất giúp đỡ đoàn viên thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; có cơ chế gắn hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên với việc xây dựng chi uỷ, chi bộ, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và nhân điển hình tiên tiến trong Phong trào Thi đua Quyết thắng ở đơn vị.
Hai là, Tăng cường bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho đoàn viên thanh niên với nội dung và hình thức phù hợp
Năng lực nghiên cứu khoa học được hình thành bởi quá trình tác động, bồi dưỡng của chủ thể đào tạo. Việc bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đoàn viên thanh niên và Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo của Nhà trường. Vì vậy, các lực lượng tham gia vào quá trình đào tạo cần tăng cường bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học với nội dung và hình thức phù hợp. Đặc biệt, cần tích cực đưa đoàn viên thanh niên vào hoạt động thực tiễn nghiên cứu khoa học với nhiều hình thức phù hợp với trình độ nhận thức như: viết tiểu luận, các bài tập nghiên cứu, tham luận khoa học, chuyên đề, đề tài khoa học, … Qua đó, góp phần bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho đoàn viên thanh niên.
Ba là, Phát huy vai trò của cán bộ, giáo viên trong hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Cán bộ, giáo viên khi được phân công hướng dẫn nghiên cứu phải phát huy tốt tinh thần trách nhiệm. Khi hướng dẫn nghiên cứu, không chỉ đơn thuần hướng dẫn nội dung mà làm sao phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, trách nhiệm, phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học cho học viên. Quá trình hướng dẫn, phải đảm bảo tính trung thực, khách quan của các số liệu, nhận định được trình bày trong đề tài, chuyên đề. Đồng thời hướng dẫn nghiên cứu khoa học cần có phương pháp phù hợp mang tính định hướng, gợi mở để phát huy tinh thần lao động sáng tạo, tự lực, độc lập nghiên cứu của đoàn viên thanh niên.
Bốn là, Mỗi cán bộ đoàn, đoàn viên phải phát huy vai trò tích cực, chủ động của học viên trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Tự rèn luyện cho bản thân có phong cách và phương pháp làm việc khoa học, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch nghiên cứu, bố trí thời gian một cách hợp lý để vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, vừa hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác của đơn vị giao cho. Người nghiên cứu viên phải có kiến thức chuyên môn, phải tự giác suy nghĩ, trăn trở tìm tòi cái mới hoặc những điểm chưa hoàn thiện trong thực tế công việc chuyên môn của mình, của đồng nghiệp để cải tạo thực tế.
Ngoài việc tự học, các chi đoàn có thể hình thành các nhóm trong nghiên cứu, phát huy lợi thế của làm việc nhóm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. “Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao”. Trên cơ sở tình đồng chí, đồng đội có chung định hướng nghiên cứu chuyên để hình thành các đôi bạn hoặc nhóm bạn làm việc ăn ý, tự nguyện, chủ động phối hợp với nhau, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành công việc.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRAO GIẢI TRONG HỘI NGHỊ